
Chắc nhiều bạn ở đây học graphic design hay có nghiên cứu về concept art thì cũng thường thấy từ này, nào là "silhouette sketch", "silhouette thumbnail", "silhouette design".v.v... Tạm thời cũng chưa tìm ra từ nào để dịch ra sang tiếng Việt nghe xuôi tai nên có lẽ dùng từ tiếng Anh cho dễ, nếu dịch theo từ điển có thể gọi là "hình bóng", "vẽ bóng",... nhưng gọi như vậy cũng chưa đầy đủ và chuẩn xác. Silhouette là sự cô đọng đường bao hình dáng vật thể, loại bỏ mọi chi tiết nằm trong và ngoài hình dáng đó. Có thể hình dung đơn giản, silhouette chính là cái hình cắt bóng mà các chú nghệ nhân hay làm trong Thảo Cầm Viên, kiểu như thế này:
Nhìn thì đơn giản thế, nhưng silhouette là 1 yếu tố quan trọng không thể thiếu trong thiết kế, có thể nói nó quyết định cho bản thiết kế cuối cùng có tốt hay không. Như các bạn đã biết, 1 thiết kế tốt (về mặt hình ảnh) không phải vì nó màu mè sặc sỡ bắt mắt hay chi tiết ngồn ngộn choáng váng người xem. Một bản thiết kế đạt về mặt thẩm mỹ là ở tổng thể hài hoà, bố cục có nhịp điệu và đặc biệt là nó phải dễ nhận dạng. Và tất cả các yếu tố trên hoạ sĩ thiết kế có thể kiểm soát được ngay từ những phác thảo sơ khai là nhờ silhouette. Nói cách khác, phác thảo silhouette là bước đặt nền móng cho bố cục, tạo hình và tương quan chung cho bản thiết kế, silhouette đẹp thì 99% sẽ cho ra bản thiết kế hoàn tất đẹp, và ngược lại.

(1 trong những quảng cáo kiểu silhouette rất thành công của apple)
Vậy vì sao silhouette lại có vai trò quan trọng và “lợi hại” như thế? Bởi tính chất của silhouette là đưa đến người xem cái tổng thể của sự vật, nó loại trừ được các yếu tố thiên về tiểu tiết, nhưng vẫn thể hiện được đặc điểm nổi bật của hình thể. Giống như 1 cô gái có thân hình đẹp thì cách xa 2 chục mét chỉ thấy bóng dáng thôi ta cũng không thể nhìn lầm thành 1 ông bụng bự được

Thêm vài ví dụ: như hình dưới đây, tuy chỉ là những cái bóng đen nhưng chắc chắn người xem vẫn nhận ra đó là những vật thể gì

Và nhìn tấm hình chụp ngược sáng này ai cũng dễ dàng nhận ra chú gấu Po “kungfu Panda”

Đen xì nhưng vẫn thấy sự “ngầu” và biểu cảm hình thể của nhân vật này:

SILHOUETTE TRONG THIẾT KẾ NHÂN VẬT
Như đã nói ở trên, silhouette là 1 hình thức khái quát hình thể rất đơn giản và mạnh mẽ, nên nó cũng thường được sử dụng trong phác thảo thiết kế nhân vật, đôi khi là 1 bước bắt buộc đối với dân chuyên nghiệp. Phác thảo 1 loạt silhouette từ những ý tưởng vừa nảy ra trong đầu với kích thước nhỏ, không sa đà vào chi tiết, so sánh chúng với nhau để có những phác thảo tiếp theo không lặp lại ý cái trước. Dễ dàng thấy rằng không cần tốn nhiều thời gian thì ta đã có rất nhiều ý tưởng đa dạng được phác ra, tuy chưa chi tiết nhưng đã có được hình dung tổng quát cho bước triển khai tiếp theo.

Và cũng bởi vì thấy được cái tổng thể của thiết kế, không bị phân tâm bởi chi tiết, hoạ sĩ cũng dễ dàng nhận ra những bất ổn, những cái thiếu, thừa, hoặc chưa đẹp để chỉnh sửa hoàn thiện thêm (điều mà bạn khó nhận thấy và có đủ can đảm sửa xoá với 1 bản phác thảo lỡ đầu tư quá sâu vào chi tiết


Bởi tính biểu cảm mạnh của nó, bạn cũng có thể dùng silhouette trong phác thảo dáng và hành động:

Thậm chí với 1 bức tranh bạn cũng có thể bắt đầu tìm bố cục bằng silhouette:

Nhưng cũng bởi sự đơn giản tối đa và hiệu quả thị giác "thẳng thừng" của nó, để thể hiện được vật thể hay bố cục chỉ bằng mảng đen mà vẫn rõ ý, cần có sự chắt lọc và tính toán 1 cách khoa học cho các mảng miếng.
SILHOUETTE ĐẸP-SILHOUETTE XẤU
Thực ra khái niệm này có thể hiểu là thiết kế đẹp và thiết kế xấu, nhưng có lẽ diễn đạt ở dạng silhouette là rõ ràng hơn cả, và vì tránh được cái không đẹp từ đầu thì tốt hơn là cặm cụi sửa chữa bản final.
Đầu tiên là dáng nhân vật, cái này rất quan trọng, bởi vì cho dù thiết kế chi tiết đến đâu mà tạo dáng xấu hoặc bố trí không phù hợp thì cũng phí công, giống như 1 bộ đồ đẹp khoác lên người marooned vậy


Lỗi đầu tiên (hình người thứ 2 từ trái sang) là 2 chân bị dính nhau và tay trái dính vào cơ thể, cái dáng này thì khoác bộ áo giáp đẹp đến mấy cũng bằng không. Lỗi ở dáng thứ 2 cũng tương tự cái 1, nhưng thêm 1 lỗi là tay nhân vật gập lại nhưng nhìn ở góc độ này thì giống tay bị cụt. Hình thứ 3 thì rõ ràng là phù hợp đứng trên cửa nhà vệ sinh nam

Kế đến là về hình, một thiết kế đẹp là do sự phối hợp uyển chuyển của hình dáng, tương phản tỉ lệ của các mảng khối, nói cho dễ hiểu là trong 1 bố cục phải có vuông có tròn, có dài có ngắn, có to có nhỏ. Sự đa dạng của hình khối và tương quan thay đổi linh hoạt sẽ làm thiết kế của bạn không bị nhàm chán.
Như hình người tuyết dưới đây có thể thấy rõ sự khác biệt về kích thước các khối tròn đã làm cho hình bên trái thú vị hơn nhiều so với hình bên phải:

Còn với thiết kế này, chỉ 1 chút gọt dũa để tăng sự tương phản kích thước cũng như hình dáng của các bộ phận, con robot nhìn đỡ chán hơn trước ngay:

TÓM LẠI, phác thảo silhouette là cách triển khai ý tưởng rất tốt và khoa học, nó được các hoạ sĩ chuyên nghiệp sử dụng phổ biến như 1 nền móng quan trọng đầu tiên trong tiến trình thiết kế và tìm bố cục. Trong chương trình học của marooned, yêu cầu đầu tiên cho mỗi bài vẽ dạng concept là phải phác thảo silhouette càng nhiều càng tốt, tối thiểu cho mỗi chủ đề là 20 silhouette thumbnail. Lúc đầu cũng rất phân vân vì bình thường để tìm ý và bố cục cho 1 bức tranh marooned chỉ cần 2-3 bản phác chì là cùng, thiết kế nhân vật thì nhiều hơn chút nhưng cũng chỉ chừng 1 chục bản chì là hết ý. Nhưng đến lúc phác theo kiểu silhouette mới thấy nó “lợi hại” thế nào, vì thời gian hoàn thành mỗi bản phác rất nhanh nên việc ghi chép ý tưởng tiếp nối nhau không bị ngắt quãng, thiết kế này không ưng có thể chuyển ngay sang 1 thử nghiệm khác, không lấn cấn tiếc nuối gì với ý cũ. Kết quả là chỉ 1 lúc là ra được rất nhiều silhouette đa dạng và vượt số lượng yêu cầu, mà rất nhiều cái trong đó có thể lên bài. Nhưng điểm hay nhất khi làm silhouette là bỏ qua được những chi tiết vụn vặt để tập trung tìm dược bố cục tổng thể lạ và hiệu quả, quan trọng hơn là có được 1 cái sườn rành mạch, tối giản, giúp hình dung rõ ràng những gì phải làm cho bài vẽ sau này, để lúc lên chi tiết vẫn giữ được cái cốt lõi đó mà không sa đà vào tiểu tiết làm hỏng bài.
Silhouette không chỉ đơn thuần là 1 cách diễn đạt, làm việc với nó còn giúp bạn thay đổi từ tư duy đường nét sang tư duy hình khối, có cái nhìn bao quát hơn đối với sự vật, từ đó giúp tránh sa đà vào chi tiết hay mơ hồ trong thể hiện. Nếu là người yêu thích concept art và illustration mà chưa từng dùng silhouette, bạn hãy thử xem sao

Cám ơn đã theo dõi, hình ảnh minh hoạ trong bài từ Mr.Google, Shadowind và MarooneD
(c)2008 CGartistvn
cám ơn mọi người đã ủng hộ
Bổ sung thêm 1 số silhouette sketches của dân pro, các bản sketch này trích từ project "the Skillful Huntsman" của nhóm sinh viên Art Center gồm Khang Le, Mike Yamada, Felix Yoon, do Scott Robertson chủ biên. Tất cả tác phẩm dưới đây là của Mike Yamada, tốt nghiệp thủ khoa năm 2003, từng làm họa sĩ thiết kế cho DreamWorks và giảng dạy tại Otis College of Art and Design.



triển khai chi tiết từ bản silhouette:







Mình cũng vừa đăng ký khóa học trên nhommua được giảm đến 85% học phí - chỉ 149K:) http://www.nhommua.com/tp-ho-chi-minh/day-tieng-anh/khoa-hoc-chuyen-de-concept-art-7F02030603037C.html ở VTC Academy
Trả lờiXóaMình cũng vừa đăng ký khóa học trên nhommua được giảm đến 85% học phí - chỉ 149K:) http://www.nhommua.com/tp-ho-chi-minh/day-tieng-anh/khoa-hoc-chuyen-de-concept-art-7F02030603037C.html ở VTC Academy
Trả lờiXóa